Tổ Sư Katori: Iizasa Ienao

“Thuần phục đối thủ của mình mà không dùng đến bạo lực đáng nể hơn đánh gục được đối thủ trên chiến trường” – Tổ sư Iizasa Ienao

Tổ Sư Katori Shinto ryu Ông sinh năm 1387 trong thời đại Muromachi (1392-1573) ở làng Iizasa trong vùng Shimousa ngày nay là Tako-machi, hạt Katori. Trong quá trình học tập và trưởng thành, ông bắt đầu học kỹ thuật sử dụng kiếm và giáo từ rất sớm. Sau đó, ông phục vụ lãnh chúa lâu đài Chiba, Chiba Tanenao. Khả năng võ thuật của Ienao trở nên nổi tiếng ngay trong gia tộc Chiba mà ông phục vụ. Ông chưa bao giờ bị đánh bại trong bất cứ trận chiến nào mà ông tham gia. Sau đó, ông phục vụ tướng quân Ashikaga Yoshimasa một thời gian rồi ông trở về nhà mình ở Shimousa.

Tổ Sư Katori Shinto ryu

Tổ Sư của Katori Shinto ryu

Như nhiều môn đồ võ thuật vào thời đó, ông cũng đến viếng thăm đền thờ Katori, là một ngôi đền Thần đạo (Shinto) nằm ở tỉnh Chiba. Cho đến cuối thế chiến thứ hai, ngôi đền này vẫn được biết đến nhờ danh tiếng đáng nể về võ thuật; ngay cả trong tên của vị thần bảo hộ ngôi đền cũng chứa âm tiết thể hiện âm thanh của một thanh kiếm chém vào không khí- ‘futsu’. Sau thế chiến, khách đến thăm đền thờ ngày càng ít đi. Theo truyền thuyết, ông đã chứng kiến một trong những tùy tùng của mình tắm cho ngựa bằng nước từ giếng thiêng tọa lạc trong khuôn viên đền Katori. Đột nhiên con ngựa lăn ra chết một cách bí ẩn và đau đớn. Điều này đã thuyết phục Ienao về quyền năng vĩ đại của Thiên Chúa Futsunushi-no-Okami.

Lối vào đền Katori Tổ Sư Katori

Lối vào đền Katori

Ở tuổi 60, ông đã đi đến quyết định quan trọng nhất cuộc đời sau khi được truyền cảm bởi sự kiện trên. Choisai là tên mà ông chọn cho mình vào thời điểm đó. Trong một thời gian ông sống gần như giống như một thiền sư và cầu nguyện một nghìn ngày và đêm với thần Futsunushi-no- Okami trong khi thanh tẩy mình thông qua ăn chay, tẩy trần, giác ngộ và chuyên tu luyện tập võ thuật ngày đêm.

Một đêm nọ, Futsunushi-no-Okami xuất hiện trong hình hài của một cậu bé nhỏ đứng trên đỉnh một cây mận già. Cậu bé tuyên bố: “Ngươi sẽ là thầy của tất cả kiếm sĩ dưới ánh mặt trời này” và trao cho ông với một cuộn giấy thiêng ghi lại tất cả tinh túy để hoàn thiện một chiến binh. Tổ sư đã đặt tên cho môn phái theo cách ông nhận cuộn giấy thiêng từ thần linh, Tenshin Shoden Katori Shinto ryu “môn võ được vị thần đền Katori truyền thụ” để vinh danh đền thờ.

Di Sản

Tổ sư Katori, Ienao mất vào năm 1488, thọ 102 tuổi. Tenshin Shoden Katori Shinto ryu của ông được truyền lại thông qua gia tộc của ông và Shihan Otake Risuke tới tận ngày nay. Otake Risuke sensei nhấn mạnh việc Tổ sư đã để lại một di sản lớn không chỉ gồm những kỹ thuật chiến đấu và kiến thức có được nhờ sự giác ngộ của bản thân mà còn gồm cả sự tiếp nối của hai mươi thế hệ gia đình ông. Sự giác ngộ đầu tiên sẽ được một người nhận thấy khi anh ta lập gia đình, anh ta sẽ cầu mong cho tương lai của thế hệ sau thật tốt đẹp và thành công, và được sống trong sự an toàn và thanh thản, được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cũng như tinh thần. Và để đáp lại, những gia đình đó sẽ cùng nhau xây dựng một đất nước hùng mạnh, để thực sự đạt được mục đích cuối cùng của giác ngộ.