Học Võ Ở Đâu Tại Việt Nam?
Học võ ở đâu tại Việt Nam: các môn võ như Kenjutsu
Học võ ở đâu là vấn đề đầu tiên mà các môn sinh của chúng tôi từng cân nhắc. Ngày nay, tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, có rất nhiều nơi giảng dạy các bộ môn võ thuật như kenjutsu. Tuy nhiên, điều làm nên một võ đường là con người chứ không phải là nơi mà nó được giảng dạy. Cũng giống như nhiều thứ khác trong cuộc sống: con người và mối quan hệ giữa người với người mới là quan trọng nhất. Mặc dù địa điểm tập luyện là cần thiết nhưng thật ra, chúng ta có thể tập võ ở bất cứ đâu: trên đường phố, trong công viên, tại bãi biển, trong câu lạc bộ nhảy, thể thao hoặc là võ đường. Một võ đường (道場) là một cụm từ trong tiếng Nhật với nghĩa đen là: “nơi của những con đường”. Võ đường, theo cách lí tưởng nhất, là nơi mà bạn có thể tập luyện an toàn mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Ngoài ra, các tiện nghi khác như nhà tắm, nhà vệ sinh, wifi có thể kèm theo. Nhưng chúng không đóng góp nhiều cho quá trình phát triển của bản thân bạn. Võ đường đẹp đẽ nhất thế giới cũng chẳng thể mở bất cứ lớp học nào nếu không có ai muốn đến đó.
Học võ ở đâu tại Việt Nam: Sensei, vai trò của người thầy
Bạn có thể đã cân nhắc về địa điểm luyện tập, nhưng bạn cũng cần phải suy xét: Tôi muốn tập luyện với ai và dưới sự hướng dẫn của ai? Từ sensei được tạo ra từ hai chữ là Sen và Sei với ý nghĩa lần lượt là “Trước” và “Cuộc sống”. Chúng ta cần tìm đến những người đã từng trải qua cuộc sống so với chúng ta. Họ đã đi trên con đường này rất lâu, con đường mà chúng ta, những người mới, sắp cất bước. Tốt nhất đó là một người luôn cố gắng vươn lên để hoàn thiện bản thân về kỹ thuật và tinh thần. Người thầy cần phải chăm chút khía cạnh kỹ thuật của một truyền thống nhất định. Quan trọng hơn nữa, người thầy còn cần phải sở hữu và truyền giao những giá trị tăng cường các mối quan hệ trong võ đường và giữa các truyền thống võ thuật nói chung trên toàn thế giới. Vậy, các giá trị đó là gì?
Học võ ở đâu tại Việt Nam: Gojo, 5 nguyên tắc
Gojo là một tập hợp những giá trị con người. Sống dựa trên năm nguyên tắc này sẽ tôn lên những khía cạnh cao quý trong mỗi chúng ta. Chúng là: Nin hay Jin (lòng nhân từ, tình thương), Gi (công lý), Rei (lễ nghĩa), Chi (kiến thức) và Shin (niềm tin). Những giá trị này tồn tại độc lập và cân bằng lẫn nhau. Lấy ví dụ, một người sở hữu nhiều kiến thức (Chi) nhưng lại thiếu lòng nhân đạo (Nin). Những ứng dụng của kiến thức mà thiếu đi niềm đam mê sẽ bị giới hạn rất nhiều và có thể gây hại cho người khác. Một ví dụ chuẩn xác hơn: Chúng ta muốn trở thành chuyên gia về một ngoại ngữ. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể giữ mối quan hệ với những người xung quanh bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ vì thiếu nhiệt tâm đối với người khác. Làm sao cái ngoại ngữ này có thể giúp người nước ngoài muốn tương tác với bạn trong khi bạn không có nhiệt tâm? Nếu như một người khiếm khuyết lòng nhân ái (Nin) nhưng lại có kiến thức (Chi) vô cùng uyên thâm thì người đó có thể gây tổn thương những nười xung quanh thay vì giúp đỡ họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta sở hữu đồng thời cả Nin và Chi, chúng ta có thể chạm đến tất cả mọi người vì họ sẽ bị lôi kéo bởi kiến thức và tình người của bạn.
Học võ ở đâu tại Việt Nam: Môn sinh
Bạn có thể sử dụng Gojo khi bước vào võ đường và cố gắng thể hiện nó nếu đó là nơi mà bạn muốn luyện tập. Liệu mọi người có cởi mở khi giao tiếp với bạn hay không? Người mới, các môn sinh cũ và thầy nên tỏ ra thân thiện đối với khách đến thăm. Những quy định của võ đường có công bằng đối với bạn? Các môn sinh trong võ đường đối xử với nhau như thế nào? Họ có trân trọng các nghi lễ nhằm thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với nhau? Các môn sinh cũ đối xử với người mới như thế nào: thân thiện hay kiêu căng? Võ đường có làm việc với người có kiến thức uyên thâm? Người thầy có biết cách truyền đạt kiến thức của họ rõ ràng? Chỉ có một hay nhiều thầy sẽ dạy bạn tại võ đường? Võ đường có mời các thầy khác đến dự thích và giảng dạy trong seminar? Thầy có tiếp tục theo đuổi con đường võ thuật hay ông ấy nghĩ rằng “mình đã đến đích rồi” và chỉ tập trung dạy các môn sinh? Bạn có cảm thấy tin tưởng rằng mình có thể tập luyện an toàn với những người này? Bạn có tin tưởng cho con em mình tập ở đây hay không?
Chúng ta tập võ với ai
Như các bạn đã được thấy, chúng tôi, võ đường Shobukan Việt Nam trân trọng các giá trị nhất định. Chúng tôi làm vậy là có lí do. Thầy Otake Risuke, Shihan của môn phái Tenshin Shoden Katori Shinto ryu nhấn mạnh rằng: “Võ thuật mà không có các lễ nghi thì chỉ là bạo lực”. Qua đó, thầy của chúng tôi nhắn nhủ rằng chúng tôi cần “kiểm tra và cân bằng” để chắc chắn rằng mình có suy nghĩ đúng đắn khi tham gia môn phái truyền thống này. Luyện tập theo truyền thống như Katori Shinto ryu ngày nay với mục đích tự vệ trông có vẻ sẽ thiếu thực dụng như việc mua một khẩu súng hay học MMA.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tự vệ là một lối suy nghĩ. Nó cũng là thái độ đòi hỏi việc loại bỏ bạo lực. Một lần nữa, việc thực thi Gojo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều này. Theo lời của thầy Pascal Krieger:
“Mục đích khi sở hữu các kỹ thuật tuyệt vời là gì khi chúng ta trở nên gắt gỏng, hung hăng, bạo lực và dễ dàng gây mâu thuẫn với người khác? Thái độ được rèn luyện bởi các Kobudo là việc nhận thức vị trí của bản thân, qua đó thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tự nhiên – không lệ thuộc và danh tiếng hay địa vị – lòng vị tha và cùng với đó là việc nghiêm túc chấp hành kỷ luật. Thái độ này, điều sẽ giúp tạo ra một nhân cách cân đối và rộng lượng sẽ chẳng bao giờ dẫn đến mâu thuẫn.”
Kế luận lại, câu hỏi: Chúng ta có thể học võ thuật ở đâu tại Việt Nam? đôi lúc không quan trọng bằng việc bạn chọn ai là người sẽ tập luyên cùng.
Nguồn:
Krieger, Pascal. Jodô: La voie du baton / The Way of the Stick. (in French and English). 467 pp. Gland, Switzerland, Sopha Diffusion, SA. ISBN:2-9503214-0-2. 1989.