Sự Rèn Luyện Cổ Truyền Trong Kenjutsu

Don Draeger và Otake Risuke tập luyện kiếm thuật kenjutsu kata

Don Draeger và Otake Risuke tập luyện kiếm thuật kata

Được chính thức thành lập vào năm 1480, Katori Kenjutsu là một trong những môn võ cổ xưa nhất của Nhật Bản. Với môn võ này, bạn sẽ luyện tập để cắt mục tiêu với toàn bộ sức lực bằng cách sử dụng kiếm gỗ để tránh những chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra, nhưng vẫn đảm bảo sự mô phỏng gần nhất với chiến đấu thực tế. Chủ yếu bạn sẽ được tập những bài mô phỏng chiến đấu đối kháng, gọi là Kata trong tiếng Nhật. Bạn sẽ tập luyện với đa dạng các loại vũ khí khác nhau như gậy, đại đao, kiếm ngắn, v.v…

Võ đường Shobukan là võ đường chính thức duy nhất được công nhận tại Việt Nam nơi bạn có thể luyện tập môn võ truyền thống này. Luyện tập môn võ này sẽ giúp bạn rèn luyện thân thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng tập trung và tính kỷ luật. Bạn cũng sẽ hiểu sâu hơn về văn hóa truyền thống đặc sắc của Nhật Bản.

Kiếm thuật sử dụng kiếm gỗ Katori Việt Nam kenjutsu

Trong Kiếm thuật chúng ta sử dụng bokken – kiếm gỗ

Mặc dù thời thế đã thay đổi, việc huấn luyện trong kenjutsu Katori Shinto ryu vẫn bảo toàn được các phương pháp luyện tập của võ sĩ (bushi) ngày xưa. Võ sĩ là một thuật ngữ rộng và nó bao hàm samurai (vốn là một cấp bậc) và nhiều thứ khác nữa. Võ sĩ được sử dụng để gọi chung cho các tầng lớp quý tộc và các chiến binh chuyên nghiệp. Việc luyện tập võ thuật gian khổ mỗi ngày là điều bắt buộc dành cho mọi võ sĩ. Những nỗ lực không ngừng bao gồm một nền tảng rất chắc chắn về các kỹ thuật căn bản, trong một quá trình kéo dài từ ba đến bốn năm, trong đó phát triển đến cả các chi tiết nhỏ nhất. Nhờ vào sự luyện tập của các kỹ thuật căn bản (omote) mà các võ sĩ có thể làm quen với cách sử dụng vũ khí của mình một cách chính xác theo quy định của môn phái.

Chương Trình Giảng Dạy Hiện Nay

Hiện nay, các bài kata kenjutsu đầu tiên được dạy là omote no tachi (kiếm thuật căn bản: 4 bài), omote iaijutsu (kỹ thuật rút kiếm: 6 bài), tachiai battojutsu ( kỹ thuật rút kiếm khi đứng: 5 bài), omote no bojutsu (kỹ thuật dùng gậy căn bản: 6 bài) và omote no naginata (kỹ thuật dùng đại đao căn bản: 4 bài). Từ nền nảng cơ bản này các môn sinh có thể học được những kỹ thuật cao cấp hơn (okuden – các kỹ thuật bí mật), giúp mang lại sự tinh tế trong phong cách chiến đấu của bản thân. Những kỹ thuật tối mật của môn phái mang lại sự tự tin, do nó mang lại cho môn sinh khả năng phản xạ nhanh như chớp.

Các bài Kiếm thuật Kata được lặp lại hàng nghìn lần

Các bài Kiếm thuật Kata được lặp lại hàng nghìn lần

Kata

Trong quá khứ, việc huấn luyện được dựa trên một hệ thống các bài quyền vì những hạn chế của võ sĩ và hướng chương trình giảng dạy của họ theo một công cụ gọi là kata, một loạt tình huống chiến đấu giả định được ghép thành một bài để truyền đạt những nguyên lý và kỹ thuật của môn phái. Đến tận hôm nay, kata là phương pháp luyện tập chủ yếu cho mọi bujutsu. Nó là cách duy nhất mà các động tác dựa trên bujutsu có thể được luyện tập mà không làm môn sinh bị thương hoặc mất mạng. Điều đó vẫn còn đúng với trong tình hình hiện nay. Những bài kata trong Kenjutsu Katori Shinto ryu thường dài hơn các bài trong môn phái khác. Đó là vì tập luyện như vậy sẽ giúp phát triển cơ thể và tăng cường thể lưc. Những bài kata được tập cả ngàn lần qua nhiều năm và nhiều thập kỷ, nhờ đó mà môn sinh có thể thực hiện các kỹ thuật một cách vô thức đến mức độ mà họ có thể hoàn thành chính xác bài kata trong khi đang nghĩ đến những việc khác. Đạt được trình độ này, cơ thể con người sẽ có thể ra đòn theo phản xạ tự nhiên khi đối đầu với đối thủ trong chiến đấu mà vẫn có thời gian để nghĩ về địa hình hoặc môi trường, những đối thủ khác và cả vị trí của mặt trời.

traditional training katori kenjutsu

Kata có thể được luyện tập với toàn lực trong khi vẫn ở vị trí an toàn

Bất kể khi tập kata của kenjutsu (kiếm), bo (gậy), nagina (đại đao) hoặc các loại vũ khí khác, Katori Shinto ryu không bắt buộc người tập phải có một tư thế chính xác, như là vị trí của tay và chân. Chẳng hạn, một phần của việc huấn luyện yêu cầu môn sinh nhảy cao nhất có thể khi đang ở tư thế ngồi rồi tiếp đất bằng chân. Vị trí và tư thế tự nhiên của chân sẽ giúp người đó có được sự cân bằng tốt nhất. Đó là lý do tại sao môn phái chú trọng vào việc di chuyển theo cách tự nhiên nhất có thể.Thêm một ví dụ khác, việc ép cánh tay ép phía trong khi đang cắt hoặc tấn công được biết đến theo truyền thống là chakin-shibori (ép túi lọc trà). Tuy nhiên, động tác này không được chú trọng trong Kiếm thuật Katori Shinto ryu. Bởi vì cơ thể con người được xây dựng theo cách mà bàn tay sẽ tự siết chặt khi đánh hoặc tấn công bằng vũ khí với một lực mạnh. Việc tấn công hay cắt không thể dừng lại một cách hiệu quả khi hướng tay ra ngoài.

Kenjutsu katori bojutsu

Kamae chuẩn xác (tư thế và tinh thần) tạo nên nền tảng cho một bài Kata tốt

Rèn Luyện Đức Tính

Trong quá khứ, võ đạo (bujutsu) vẫn còn được xem là một tiêu chuẩn mẫu mực của võ sĩ. Nó là một quá trình đào tạo mà ở đó các đức tính nhất định được đề cao: can đảm, tự chủ, hi sinh, tuân lệnh, kỷ luật, kiên nhẫn, suy xét cẩn trọng, lịch sự và tiết kiệm được học đồng thời với sự phát triển của các kỹ thuật chiến đấu. Trong một trận chiến giữa hai võ sĩ, sự khác biệt giữa việc giao chiến với đối phương ở xa, như là cung tên, và khi họ ở gần, cũng như những đòi hỏi khi sử dụng kiếm hoặc các vũ khí khác là rất lớn. Do đó võ sĩ thời xưa bắt buộc phải phát triển tính tự chủ để kiếm soát nỗi sợ hãi.

Nguồn

Bài viết này được dựa trên tác phẩm Classical Bujutsu của Donn F.Dreager’s. Tenshin Shoden Katori Shinto ryu được phổ biến một cách rộng rãi ra các nước phương Tây nhờ vào các bài viết và nghiên cứu chi tiết của cố võ sư Donn F. Draeger (1922–1982).

Donn F. Draeger, Classical Bujutsu, (Volume one of the Martial Arts and Ways of Japan series), Weatherhill, 1996.