Không giống như những môn võ (budo) hiện đại chỉ tập chung vào một trường phái kỹ thuật nhất định, như là kendo, judo hay iaido, môn kiếm thuật truyền thống Katori Shinto Ryu bao gồm viêc nghiên cứu một cách toàn diện nhiều lĩnh vực của võ thuật. Nội dung của cách học này có thể gọi một cách chính xác là bugei juhappan ( thập bát ban võ nghệ ). Mặc dù hiện nay những môn như suiren (bơi lội), hojutsu (thuật bắn súng), và kyusutsu (cung thuật) đã không còn tồn tại trong môn phái, giáo trình của Katori Shinto Ryu vẫn rất toàn diện, trong đó có cả ninja (hoạt động gián điệp) và noroshi (lửa hiệu), được giảng dạy qua hình thức truyền miệng.

Iaijutsu – Kỹ Thuật Rút Kiếm

Kiếm thuật kenjutsu Kỹ thuật kiếm thuật bao gồm rút kiếm iaijutsu

Nobutoshi sensei biểu diễn iaijutsu

Iai goshi: Kỹ thuật rút kiếm khi đang ngồi trên đầu gối trái: Omote iaijutsu (6 kata)

Tachi iai: Kỹ thuật rút kiếm khi đang đứng thẳng hoặc bước đi: Tachiai battojutsu (5 kata)

Những bài iai (rút kiếm) trong môn phái bao gồm – omote iai, tachiai, battojutsu, và gokui iai – tổng cộng có 16 bài. Mặc dù số lượng không nhiều, trong thực tế những bài này có thể biến hóa theo vô số cách tùy thuộc vào động tác của đối thủ.

Từ xưa đến nay, Katori Shinto Ryu vẫn luôn cho phép nông dân và thường dân theo học môn phái. Kusanagi no ken và những kỹ thuật căn bản khác giúp cho những người ít khi sử dụng kiếm có cơ hội để làm quen với vũ khí.

Ngoài những kỹ thuật kể trên thì môn phái chúng tôi vẫn tập luyện các kỹ thuật Gokui no Iaijutsu. Những kỹ thuật này là bí mật của môn phái.

Kiếm Thuật Kenjutsu

kenjutsu techniques

Mọi thứ được học đều được sử dụng trong kenjutsu

Omote no kenjutsu – Kiếm thuật căn bản (4 kata)

Kiếm thuật kenjutsu Omote là các bài chiến đấu có giáp của các kiếm sĩ với những điểm cắt là các khu vực không có giáp trên cơ thể của đối phương. Trong tập luyện, bokuto (kiếm gỗ) của người tập sẽ đánh vào nhau một cách mạnh mẽ, mặc dù sự thật là điều này chắc chắn sẽ làm hỏng lưỡi kiếm nếu họ luyện tập bằng kiếm thật.

Tập luyện theo phương pháp này dần dần sẽ điều chỉnh lại khoảng cách và mục tiêu, khiến cho việc tập luyện an toàn hơn, cũng như đảm bảo các đòn thế không bị đánh cấp bởi người ngoài. Nhiều năm sau khi theo tập luyện môn phái, người tập sẽ được giải thích ý nghĩa thực chiến và ứng dụng của các đòn thế trong các bài đối luyện. Những ứng dụng thực chiến này được gọi là kuzushi.

Bojutsu – Kỹ Thuật Dùng Gậy

Kỹ thuật Bojutsu

Omote no bo: Kỹ thuật dùng gậy căn bản (6 kata)

Bojutsu là nghệ thuật sử dụng gậy. Đôi khi nó bị hiểu nhầm gậy là các kĩ thuật chỉ được tập luyện bởi các võ sĩ tầng lớp thấp, như là ashigaru. Tuy nhiên, sự thật thì nghệ thuật này là một bài tập tối quan trọng cho các sĩ quan quân đội. Thương được dùng thường xuyên trên chiến trận, và không chỉ được sử dụng để đâm, nó còn thường được dùng để gạt đòn tấn công sang hai phía, hoặc đánh từ trên xuống.

Trong một số trường hợp, mũi thương có thể bị gãy ngang từ sức ép của các đòn thế trên, khi đó phần thân còn lại sẽ được sử dụng như là gậy.

Bojutsu, cũng như tachijutsu (kiếm thuật), có các ứng dụng và kỹ thuật thực chiến được ẩn giấu bên trong quá trình huấn luyện.

Ngoài những kỹ thuật kể trên, môn phái chúng tôi vẫn còn tập luyện các kỹ thuật Gokui no bo. Những kỹ thuật này là bí mật của môn phái.

Naginatajutsu – Kỹ Thuật Dùng Đại Đao

Kiếm thuật kenjutsu Naginatajutsu Kiếm thuật nhật bản katori shinto ryu việt nam

Naginatajutsu là một phần của Kiếm thuật

Omote no naginata: Kỹ thuật dùng đại đao căn bản (4 kata)

Naginata được sử dụng rộng rãi bởi các lính bộ binh trong thời kỳ Kamakura cho đến khi việc sử dụng giáo nổi lên trong thời kỳ Nanbokucho. Katori Shinto ryu sử dụng o-Naginata (có lưỡi dài) có cùng chiều dài với những vũ khí được sử dụng bởi các chiến binh tu sĩ như Benkei. Naginata khi sử dụng phải được nắm ở giữa thân để có thể đạt được hiệu quả tối ưu khi cắt bằng phần lưỡi cũng như đánh với phần chuôi của nó.

Ngoài những kỹ thuật kể trên, môn phái chúng tôi vẫn còn tập luyện các kỹ thuật Gokui hichijo no naginata . Những kỹ thuật này là bí mật của môn phái.

Gogyo Kenjutsu & Gokui Shichijo no tachi – Kiếm Thuật Nâng Cao và Kiếm Thuật Bí Mật

Đây là các bài đối luyện không giáp được định hình chiến đấu với tư thế và khoảng cách gần. Các bài đối luyện và kĩ thuật đi kèm với nó là những bí mật cao cấp nhất của môn phái.

Ryoto – Kỹ Thuật Song Kiếm

Trái với việc nhiều sách tiểu thuyết ghi nhận rằng nghệ thuật sử dụng Ryoto (song kiếm) được phát triển bởi Miyamoto Musashi, nó đã là một phần nằm trong chương trình giảng dạy của Katori Shinto ryu từ khoảng 150 đến 200 năm trước ngày ông chào đời. Trong chương trình giảng dạy, các môn sinh được học cách đối phó với một đối thủ sử dụng song kiếm.

Kodachijutsu – Kỹ Thuật Dùng Đoản Kiếm

Mặc dù kodachi (kiếm ngắn) là một thanh đoản kiếm, nhưng một phương pháp sử dụng đúng sẽ giúp cho thứ vũ khí này đạt được một khoảng cách tương đương với thanh tachi (kiếm dài).

Sojutsu – Kỹ Thuật Dùng Thương

Trong khi thương rất hiệu quả trong những địa hình có không gian rộng rãi như đồng bằng, nó thật sự bất lợi so với kiếm khi chiến đấu ở những nơi chật hẹp như trong rừng. Kết quả là, kiếm thường được sử dụng ở khoảng cách gần với những vũ khí dài như trường côn, đại đao hay thương. Việc này giúp cho người kiếm sỹ có thể đánh bại đối thủ sử dụng thương.

Jujutsu – Kỹ Thuật Chiến Đấu Tay Không

Trên chiến trường thời xưa, Jujutsu đặc biệt hữu ích khi một chiến binh mất đi vũ khí của mình hoặc phải đấu vật trong phạm vi gần với đối thủ. Các kỹ thuật chiến đấu tay không của môn phái chúng tôi bao gồm khóa, siết, đánh và chữa thương.

Shurikenjutsu – Kỹ Thuật Ném Phi Tiêu

Bo-shuriken là một phần bổ trợ của kho vũ khí samurai. Nghệ thuật đánh hạ đối thủ với phi tiêu được giảng dạy trong Katori Shinto-ryu cho đến ngày nay. Kĩ thuật Shuriken được giảng dạy trong Katori Shinto-ryu có hiệu quả trong một phạm vi khoảng 6 mét (19,7 feet) và sở hữu những lợi thế của việc có thể để tấn công đối thủ từ khoảng cách xa hơn những binh khí dài như thương hoặc đại đao cũng như có thể thi triển trong một không gian hẹp.

Nguồn: Risuke Otake – The Deity and the Sword, volumes 1,2,3.