Katori Shinto ryu: Môn Phái Truyền Thống

Võ đường chính thức tại Việt Nam nơi bạn có thể luyện tập một trong những môn võ thuật Nhật Bản cổ xưa nhất được sáng lập năm 1447. Đây là di sản văn hoá phi vật thể và là một ryu được chính thức công nhận của Nihon Kobudo Shinkokai (Liên Đoàn Võ Cổ Truyền Nhật Bản). Đây là môn võ nguồn gốc và có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều môn võ thuật mới hơn như kendo, iaido, jujutsu và aikido. Xem trang web chính thức của võ đường tại Nhật Bản.

Katori Shinto ryu : môn võ thuật truyền thống

Katori Shinto ryu: môn võ thuật truyền thống

Không có định nghĩa chính xác nhất cho từ “ryu” hay “koryu” trong tiếng Anh hay tiếng Việt nhưng chúng ta có thể tạm dịch là “môn phái”. Ryu được nhiều cá nhân tập hợp lại thành một tổ chức và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Việc lưu truyền được thực hiện chỉ riêng đối với những cá nhân có quan hệ huyết thống với nhau. Nếu họ không đến từ cùng một gia đình thì những gì được lưu giữ đó sẽ truyền cho người tiếp theo xứng đáng. Iizasa Yasusada Soke – cháu đời thứ 20 của tổ sư ngày nay đang sống trong khuôn viên của võ đường chính. Ông chính là người hướng dẫn và gìn giữ những giá trị của Tenshin Shoden Katori Shinto ryu ngày nay. Thầy chưởng môn Otake Risuke sẽ đảm nhận trọng trách giảng dạy như là một nét văn hóa đặc trưng về võ sĩ đạo từ hạt Katori ở cả trong Nhật Bản tại võ đường Shinbukan và quốc tế. Những kiến thức của Tenshin Shoden Katori Shinto ryu được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Chiba vào tháng 4 năm 1960. Điều này đã biến Katori Shinto ryu trở thành môn võ thuật đầu tiên được nhận vinh dự này từ chính phủ Nhật Bản. Thêm vào đó, võ đường chính đã 300 năm tuổi của gia đình tổ sư Iizasa cũng được xem là Di sản văn hóa của thành phố Katori, tỉnh Chiba.

katori shinto ryu Áo giáp (yoroi) là một phần của môn võ truyền thống Katori Shinto ryu

Áo giáp (yoroi) là một phần của môn võ truyền thống này

Đối với một ryu, đặc điểm của chính ryu đó quan trọng hơn rất nhiều so với tính cách của từng môn sinh tham gia tập luyện. Điều này cũng giống như trong quân đội, ryu thể hiện mạnh mẽ sự đồng nhất của một tập thể mà ở đó có những nguyên tắc, những truyền thống và phong tục riêng. Thành viên của nó phải tuân thủ tuyệt đối những luật lệ này và chính điều này đã tạo nên sức mạnh cho chính ryu đó. Thậm chí, từng thành viên phải hi sinh những nhu cầu cá nhân cho tập thể.

Tổ sư Iizasa Ienao được truyền tụng rằng đã nhận được sự hướng dẫn của thần linh (tenshin sho) để lập nên “lưu phái”. Ông cũng từng là một chiến binh trước khi trở thành người sáng lập. Sau một thời gian dài luyện tập khổ hạnh và nghiêm khắc, vị thần trong đền đã xuất hiện trong hình dáng con người và trao cho ông những kỹ thuật của ryu. Ryu tồn tại đến ngày hôm nay nhờ có sự dẫn dắt của thần linh và những thành viên của ryu cũng được thần linh bảo trợ. Ryu tuyên bố sẽ không liên kết với bất cứ giai cấp hay đảng phái nào, bất kể quyền lợi được đưa ra. Điều này giúp ryu bảo tồn được tính độc lập và toàn vẹn của mình.

Gia Nhập Truyền Thống

Chưởng môn Tenshin Shoden Katori Shinto ryu, Otake Risuke sensei vẫn áp dụng những quy tắc nghiêm ngặt trong việc hạn chế số lượng những người có mong muốn gia nhập. Trong những năm gần đây, với việc các điều luật được thực hiện một cách thông thoáng hơn, võ đường chính ở Narita của chưởng môn Otake Risuke đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng học viên thông qua những môn sinh xuất sắc nhất được chỉ định làm đại diện cho một quốc gia (shidosha) tại một số quốc gia châu Âu, châu Á, châu Mỹ hay Nam Phi và Việt Nam. Nhờ vào sự thay đổi này, số lượng những môn sinh có tâm huyết từ bên ngoài Nhật Bản đến tập luyện tại võ đường chính Shobukan trong vòng vài tuần đã gia tăng một cách nhanh chóng và không còn bị loại bỏ bởi các lời thề trong lịch sử.

Huyết Thệ: Keppan

Theo truyền thống, trước khi được luyện tập Tenshin Shoden Katori Shinto ryu, mọi môn sinh sẽ phải thực hiện một tuyên thệ như là một bổn phận đối với môn phái. Cách thức thực hiện là những môn sinh sẽ phải kí tên bằng chính máu lấy trên ngón tay của mình vào cam kết (keppan – huyết thệ) như một lời hứa. Điều này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay. Huyết thệ là một truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, để đảm bảo những người muốn theo học hiểu đúng thái độ mà họ được kỳ vọng khi tham gia và nghiên cứu truyền thống.

Để biết thêm chi tiết về việc tham gia môn võ truyền thống này, bạn có thể xem ở trang web chính thức của Tenshin Shoden Katori Shinto ryu. Bạn cũng có thể gửi email đến Shidosha Việt Nam, Malte Stokhof sensei tại đây.

Một khi hoàn tất lời thề này, người thực hiện sẽ được xem như một môn sinh chính thức của môn phái và được truyền thụ tất cả kiến thức theo truyền thống cũng như bắt đầu quá trình luyện tập từ chưởng môn.

Đọc Tiếp

Tổ Sư Katori Shinto Ryu

“Thuần phục đối thủ của mình mà không dùng đến bạo lực đáng nể hơn đánh gục được đối thủ trên chiến trường” – Tổ sư Iizasa Ieano

Đọc Tiếp

Đọc Tiếp

Tổng Quan Kỹ Thuật

Không như những budo hiện đại như kendo, judo hay iaido chỉ chuyên biệt về một lĩnh vực, môn võ truyền thống của chúng tôi bao gồm sự nghiên cứu toàn diện của hàng loạt các môn võ khác nhau.

Đọc Tiếp

Đọc Tiếp

Kiếm Thuật Cổ Truyền

Được chính thức thành lập vào năm 1480, đây là một trong những môn võ cổ xưa nhất của Nhật Bản.

Đọc Tiếp
Copy Translate
Kenjutsu Vietnam