Võ Đường kiếm thuật Kenjutsu Shobukan: Tận tâm với môn phái truyền thống

Võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan là shibu duy nhất và chính thức của võ đường Shinbukan của Otake Risuke shihan tại Việt Nam. Võ đường Shobukan hoàn toàn tận tâm trong việc truyền tải và tập luyện môn phái Tenshinshō-den Katori Shintō-ryū. Điều này có nghĩa chúng tôi, thông qua những nỗ lực, hướng đến việc bảo tồn truyền thống tập luyện của môn phái này. Võ đường kiếm thuật Shobukan có một Shidosha và hai Shidoin được chính thức chỉ định. Đây là những người duy nhất được phép và có đủ khả năng giảng dạy tại Việt Nam.

katori kenjutsu Iaijutsu bojutsu sensei

Shinozaki Yutero, Otake Nobutoshi Shihan, Malte Stokhof và Akiyama Tsuneo tại hội thảo năm 2018 tại Việt Nam

Mục tiêu của võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan Việt Nam là truyền tải chính xác nhất truyền thống võ đạo của môn phái Tenshinshō-den Katori Shintō-ryū. Điều này bao gồm các kỹ thuật chiến đấu của môn võ nhưng cũng bao gồm cả năng lực tinh thần, giá trị đạo đức và bản sắc văn hóa.Chúng tôi cố gắng luyện tập với những giá trị tinh thần cổ xưa của người Nhật, hay samurai, bằng cả ý thức về thể chất lẫn tinh thần trong tư tưởng. Võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan mở cửa lần đầu cho công chúng vào năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Võ đường cũng được công nhận như một chi hội chính thức của Hội hữu nghị Việt – Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh.

võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan Việt Nam Otake Nobutoshi giải thích ý nghĩa của Shobukan

Otake Nobutoshi giải thích ý nghĩa của Võ đường Shobukan

Chưởng môn ở võ đường Shinbukan, Nhật Bản, đại sư Otake Risuke , đã đặt tên võ đường của chúng tôi theo tên võ đường mà ông từng luyện tập khi còn trẻ. Tên tiếng Nhật của võ đường sẽ luôn được treo trang trọng trong võ đường tại Việt Nam. “Shobukan” có nhiều nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào cách bạn viết nó. Một trong những nghĩa thông dụng là “Sự mẫu mực trong tinh thần thượng võ”, một nghĩa khác là “Phát triển kỹ năng võ học từng chút một, ngày qua ngày”. Cuộn giấy ghi tên võ đường được treo trong mỗi buổi tập của chúng tôi đã được chính tay thầy Otake Risuke viết.

Các sensei

Katori Shintō-ryū ngày nay được dẫn dắt bởi Chưởng môn Otake Nobutoshi. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận sự truyền thụ từ Yamada Hironobu sensei ở Nhật Bản và nước ngoài. Thầy đã truyền bá Katori Shintō-ryū được dạy bởi Otake Risuke đến Hà Lan. Yamada Sensei từ trần vào năm 2017. Ở Việt Nam Malte Stokhof sensei được chỉ định làm Shidosha. Otake Nobutoshi sensei chính thức bổ nhiệm trợ giảng người Việt (shidoin) tại võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan.

page kenjutsu vietnam

Erik Louw sensei, Menkyo, thầy của chúng tôi từ năm 1996

võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan Việt Nam

Yamada Hironobu, Menkyo Kyoshi

võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan Việt Nam sensei Malte Stokhof Mokuroku Võ Đường Kenjutsu Shobukan

Tenshinshō-den Katori Shintō-ryū Otake Risuke và Malte Stokhof 

Các Môn Sinh: “Không đuổi ai đi, cũng không giữ ai lại”

Lập trường của môn phái đối với môn sinh luôn là: “không đuổi ai đi, cũng không giữ ai lại.” Chúng tôi không chủ động tìm kiếm môn sinh mới cũng như không đuổi theo những môn sinh không quay lại tập luyện. Điều này được áp dụng cho những người có cách ứng xử đúng như mong đợi của một võ sinh của môn phái. Chúng tôi chào đón môn sinh mới hàng tháng nhưng chỉ có một ít quay lại sau buổi tập đầu tiên. Chúng tôi không có ngoại lệ về việc tập luyện và giúp đỡ võ đường: tất cả chúng ta cùng mang vác một gánh nặng, già lẫn trẻ, nam lẫn nữ. Gánh nặng bao gồm việc tập luyện một cách trung thực và mạnh mẽ với tất cả mọi người trong võ đường. Chúng ta đều đã từng là môn sinh mới và đều tiếp tục cần sự giúp đỡ từ những người nhiều kinh nghiệm hơn. Ngược lại đó là nghĩa vụ của chúng ta phải chào đón và giúp đỡ những người mới với một tinh thần đón nhận và tôn trọng. Nếu không làm được như thế võ đường sẽ nói đến. Những nghĩa vụ khác là giúp đỡ võ đường khi cần. Việc này có thể là lên kế hoạch cho các chuyến đi, sự kiện hay ngay cả các buổi hội thảo. Những môn sinh có các giá trị này và thể hiện rằng họ hiểu những điều được kỳ vọng sẽ tiếp tục tập luyện lâu dài. Những người khác sẽ không thể.

Shobukan kenjutsu dojo

Tập luyện với lòng hảo tâm và tinh thần đón nhận nhất là với người mới

Tại võ đường chúng tôi đặt ra những kỳ vọng; không chỉ về kỹ năng, mà quan trọng hơn là liên quan đến hành vi. Chúng tôi có những kỳ vọng cao về hạnh kiểm của các thành viên. Chúng tôi theo sát lời dạy của tổ sư và các thầy. Chúng tôi giữ hoà bình hết mức có thể, nhưng có những lằn ranh không được phép vượt qua; những hành động nhất định không được dung thứ. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ hành động nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến võ đường, trong bầu không khí, sự an toàn của mọi người và ngoài đó nữa. Môn sinh nào nhiều lần không nghe theo lời khuyên bảo của võ đường sẽ được yêu cầu tạm nghỉ tập luyện để tự suy nghĩ về bản thân. Đây là một biện pháp được nhiều người biết đến trong xã hội Nhật. Ý tưởng là sau một thời gian người đấy quay lại và thể hiện rằng mình đã tự vấn bản thân. Từ lúc đó, môn sinh sẽ được chào đón trở lại và sẽ tiếp tục được chỉ dạy. Vài môn sinh không thể tự vấn bản thân và tiếp tục đóng một vai trò tiêu cực gây ảnh hưởng đến võ đường cả trong lúc tập hay ngoài giờ tập. Trong trường hợp này, trách nhiệm của người đứng đầu võ đường là phải bảo vệ tổ chức lớn hơn và hành động dứt khoát để loại bỏ ảnh hưởng xấu đến những người khác.

Shobukan kenjutsu dojo

Môn sinh được học nhiều điều không chỉ riêng kiếm thuật

Cũng như môn đồ của môn phái tạo nên môn phái, các môn sinh tạo nên võ đường. Môn sinh của võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukann Tenshin Shoden Katori Shinto ryu có cả nam lẫn nữ, đến từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Pháp, Canada, Nhật, Đức, Úc, và Mỹ. Môn sinh trẻ nhất chỉ mới 12 tuổi và người lớn nhất đã gần 50 tuổi. Gần như toàn bộ những môn sinh đầu tiên, bắt đầu tập luyện từ khi võ đường mở cửa, vẫn còn đang luyện tập với chúng tôi. Vài người đã định cư ở đất nước khác hay phải chuyển sang tỉnh thành khác ở Việt Nam vì yêu cầu công việc. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với họ ngày qua ngày để họ dễ dàng quay về thăm võ đường và tiếp tục quá trình rèn luyện của mình.

Mọi người bắt đầu luyện tập Katori Shinto ryu với nhiều lý do khác nhau. Một số người cảm thấy thích thú với quá trình rèn luyện thân thể, một vài người khác lại có cảm tình với những điều thuộc về Nhật Bản, và một người khác lại tìm kiếm một câu lạc bộ để giao lưu. Và dù họ có bắt đầu bằng bất cứ lý do gì, nhiều người đã cảm nhận thấy động cơ luyện tập ban đầu của họ đã thay đổi hoặc một động lực nổi lên thay thế, khiến họ muốn tìm hiểu sâu hơn kiến thức về môn phái. Một trong những bước ngoặt đối với nhiều môn sinh là cơ hội được chỉ dạy bởi Otake Risuke sensei và Otake Nobutoshi Shihan. Những trải nghiệm khác làm tăng sự quan tâm của môn sinh đối với truyền thống là các hội thảo quốc tế mà chúng tôi tổ chức tại Việt Nam với Otake Nobutoshi sensei và Katori Teruo sensei.

Cảm Nhận Từ Các Môn Sinh

Tôi chuyển từ Aikido sang Katori Shintō-ryū vì đang tìm kiếm những một khóa đào tạo nghiêm túc về kiếm thuật. Buổi tập thử của tôi diễn ra trong một buổi tập bình thường của mọi người, và tôi đã bị thu hút, bởi kiến thức và sự cật lực của thầy Malte cùng những môn sinh còn lại. Tình bạn thân thiết trong luyện tập, những hội thảo, chuyến tập luyện ở Nhật là những điều rất tuyệt vời. Tại thời điểm này, nhờ vào việc luyện tập và học theo tinh thần của Katori, tôi đang cảm thấy khỏe khoắn và gọn gàng nhất trong vòng 10 năm qua.

Tôi hoàn toàn không uổng phí quãng thời gian ở đây. Tôi đã có một chuyến đến Nhật Bản. Nó như giấc mơ thành hiện thực. Tôi đã đúng nghĩa mời Otake sensei tập cùng mình, và sực nhớ ra không nên làm như vậy, dù ban đầu ý nghĩ được gặp Otake sensei đã có vẻ như quá sức tưởng tượng. Tôi tiếp tục tập luyện và nhận ra rằng dù mình đang được dạy bởi một huyền thoại thì điều cuối cùng là hãy cứ tập luyện. Nên tôi tiếp tục tập luyện …

Tôi là một trong những thành viên lớn tuổi nhất của võ đường, nhưng tôi không cảm thấy như thế. Katori giữ cho tôi nhanh nhẹn, gọn gàng và năng động. Katori đã giúp tôi có tâm trí nhạy bén hơn, giúp tôi khơi mở đầu óc – sẵn sàng đón nhận mọi thứ. Trong những ngày có hội thảo và khi tập luyện ở Nhật Bản tôi đã thực sự thấy điều đó; tập luyện với những người khác, từ nhiều nơi trên thế giới, tập luyện cho sự phát triển của kỹ thuật và của ý chí.

Với Katori, tôi cảm thấy đã đào luyện tâm trí, cơ thể và tinh thần của mình theo một cách rất giản đơn và thuần chất. Chúng tôi luyện tập những điều cơ bản, maki uchi, kamae và kata (à đúng rồi, hít đất nữa)…lặp đi lặp lại lặp đi lặp lại để tự nâng cao bản thân. Trong luyện tập Katori, không có gì mà không mang ý nghĩa, mọi thứ đều minh bạch và hợp lý. Triết lý rất rõ ràng, thuần chất và tập luyện vì bản thân chứ không vì bạo lực. Tenshinshō-den Katori Shintō-ryū đã tồn tại rất lâu đời và nếu như bạn bắt đầu với nó bạn sẽ hiểu tại sao môn phái có thể tồn tại lâu đến vậy. Còn với tôi, nó sẽ còn tồn tại trong đời tôi rất rất lâu về sau. Tôi thích gì ở Katori ư? Đó là vì từng chút một đều là một hiện thân của võ đạo và tinh thần võ đạo. Katori không dành cho tất cả mọi ngườingười, nhưng mọi người đều nên thử một lần để xem biết đâu nó dành cho mình.

Brian Chesher, Tư Vấn Sư Phạm
Trường Quốc Tế Hồ Chí Minh

Khi tôi đến Việt Nam 5 năm trước, tôi đã nhanh chóng tìm cho mình một võ đường để tiếp tục tập taekwondo hay nhu thuật. Không may, tôi đã chẳng tìm được nơi nào có chất lượng. Thế nên tôi vô tình thấy Katori Vietnam, và quyết định thử và rốt cuộc đã tìm ra tâm huyết thực sự của mình sau vài tháng. Nếu bạn đang tìm một nơi nào để tập đúng “lò võ”, với những đồng môn tận tình và thân thiện, đừng tìm đâu xa!

Quentin Moreau- Defarges, Trưởng phòng xuất bản Android
Gameloft

Đọc Tiếp

Phương Pháp Luyện Tập

Các chiến binh samurai sẽ tập luyện thể chất của mình như thế nào để có thể vừa hành quân vừa chiến đấu vào thế kỷ 14?

Đọc Tiếp

Đọc Tiếp

Tập Huấn ở Nhật Bản

Sang Nhật Bản tập huấn là một trong những điều quan trọng nhất đối với những môn sinh có tâm huyết với môn phái ở tất cả các cấp độ.

Đọc Tiếp

Đọc Tiếp

Hội Thảo Kiếm Thuật

Theo Otake Nobutoshi sensei, để phát triển hơn nữa về mặt kỹ thuật, việc luyện tập với càng nhiều những đối tượng khác nhau là thiết yếu.

Đọc Tiếp

Đọc Tiếp

Tin Tức Truyền Thông

Kể từ khi võ đường kiếm thuật kenjutsu Shobukan mở cửa vào năm 2012, các phương tiện truyền thông Việt Nam gồm cả báo chí và truyền hình đã làm phóng sự về nỗ lực của chúng tôi khi truyền tải một cách đúng đắn việc giảng dạy về di sản văn hoá phi vật thể. Khi gặp gỡ báo chí, chúng tôi chuẩn bị nhiều tài liệu nhất có thể để môn phái có thể được mô tả chính xác trong các sản phẩm xuất bản.

Đọc Tiếp
Đọc Tiếp

Chỉ Dành Cho Môn Sinh Shobukan Việt Nam

Sử dụng mật khẩu. Chỉ dành cho môn sinh Shobukan Việt Nam. Xin thứ lỗi.

Đọc Tiếp