Võ đạo trên đường phố
Trong tuần này, trên đất nước của chúng ta, thành phố của chúng ta, một người tập jujutsu đã giết một người đàn ông ngay trên đường phố bằng cách dùng cái mà anh ta nghĩ là võ đạo. Mặc dù nạn nhân đã bất tỉnh, kẻ tấn công vẫn tiếp tục siết cổ anh ta cho đến chết. Đây không bao giờ là võ đạo. Đại sư Otake Risuke dạy rằng:
“Những người chọn con đường của võ đạo phải luôn tỉnh táo nhận ra rằng tiếp cận việc huấn luyện với trái tim hận thù là tàn bạo, một thái độ được biết trong kenjutsu là satsujinken (thanh kiếm sát nhân). Những ví dụ về những kiếm sỹ thời xưa với con đường dẫn đến sự lụi bại đơn giản bởi vì họ thiếu những tính cách cao quý không hiếm như mọi người thường nghĩ. Nhưng nếu chúng ta luôn tiếp cận việc tập luyện với một trái tim ngay thẳng, xung đột sẽ được đối mặt với sự tự tin cần thiết để dập tắt sự hiếu chiến và tìm ra những giải pháp hòa bình, một thái độ được biết đến với cái tên katsujinken (Thanh kiếm trao sự sống).”
Với chúng ta, việc sử dụng võ đạo trên đường phố gần như bị loại bỏ từ đầu. Chỉ khi tính mạng của chúng ta hay người khác bị đe dọa, chúng ta có thể sử dụng những kỹ năng này để giúp đỡ. Ngay cả khi đó, chúng ta nên hạn chế hành vi của mình ở mức vô hiệu hóa tình trạng nguy hiểm, hoặc tự vệ và rút lui ngay khi có thể càng sớm càng tốt. Tốt hơn hết nếu tư duy của chúng ta đã tự động hướng ta tránh xa những nơi phức tạp và có khả năng buộc ta buộc phải sử dụng những kỹ năng của mình.
Đại sư Pasal Krieger cũng nói với chúng ta về triết lý này và đưa ra một góc nhìn thú vị:
“Trong quá khứ, mọi người thường đến võ đường của tôi và nói với tôi rằng:”Tôi muốn được học cách chiến đấu!”. Ban đầu, tôi thường mời những người này đi khỏi nhưng những năm về sau, tôi chào đón họ vào. Đầu tiên, họ sẽ phải học về những điều cơ bản như quan sát buổi tập trong khi ngồi ở tư thế seiza. Đối với rất nhiều người, việc ngồi như vậy trong vài phút là rất khó khăn và khuôn mặt họ sẽ sớm biểu lộ sự khó chịu này. Tôi sẽ đi đến chỗ họ ngồi và nói rằng: “hãy kiểm soát bản thân, bạn không bao giờ được để chúng tôi biết rằng bạn đang mệt hay đau đớn trong khi giao chiến hay tập luyện.” Họ sẽ nói với tôi rằng chân họ đau hay những việc tương tự thế. Tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu bạn muốn chiến đấu với người khác, việc đầu tiên bạn cần vượt qua là cơn đau này và có khả năng tiếp nhận sự huấn luyện như vậy. Bạn là kẻ thù lớn nhất của chính mình. Hãy vượt qua bản thân trước khi nghĩ về vượt qua người khác.”
Những năm về sau, các môn sinh này đã phát triển ngày càng cao và chuyển sự tập trung của họ vào chuyện đánh nhau sang trở thành những bậc thầy, người mà luôn muốn bản thân trở nên tốt hơn; cả về kỹ thuật lẫn nhân cách. Họ đã mất đi lòng ham muốn giao chiến. Đây là cách một thanh kiếm đem lại sự sống. Nó khiến cho bạn trở nên tốt hơn và sau này nó sẽ khiến bạn muốn giúp đỡ những người khác đạt được cái mà bạn đang cố gắng.”
Khi được hỏi về việc sử dụng võ đạo trên đường phố trong một lần ghé thăm võ đường của chúng tôi, đại sư Katori cũng đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về chủ đề này:
“Như tôi đã nói, khi tôi nhập môn, trong võ đường của đại sư Otake chỉ có ba hay bốn, ít hơn mười người. Do đó việc tập luyện rất nặng. Bởi vì đại sư Otake còn trẻ và rất nghiêm khắc, đó là một điều tốt cho chúng tôi. Sau buổi tập đại sư Otake dạy chúng tôi về những giá trị tinh thần, không chỉ là những kỹ năng kiếm thuật vật lý. Mà còn là những giá trị tinh thần như lối sống. Đó là lý do vì sao tôi nói tính cách của bạn là vô cùng quan trọng đi kèm với kiếm thuật xuất sắc để trở thành một con người tốt. Bạo lực trong cuộc sống và võ thuật sinh ra bạo lực, và không có bạo lực hay thù địch sẽ đem tới hòa bình.” Võ thuật mà không có lòng trắc ẩn sẽ chẳng có gì khác ngoài bạo lực. Hãy nỗ lực để khiến bản thân tốt hơn mỗi ngày. Kỹ thuật không quan trọng bằng nhân cách. Hãy cố gắng để trở thành một người tốt hơn thông qua rèn luyện võ thuật.”
Đó là những sự thật bất biến và nên được khắc khi bởi tất cả chúng ta, bất kể giá trị nào chúng ta theo đuổi trong đời.