Iaijutsu: Nghệ Thuật Rút Kiếm

Iaijutsu: Nghệ Thuật Rút Kiếm

Iaijutsu: Nghệ Thuật Rút Kiếm

Iaijutsu, hay nghệ thuật rút kiếm là một nghệ thuật phòng thủ thiết yếu. Người học sẽ được dạy cách sử dụng thanh kiếm mà họ sẽ rút ra khỏi vỏ khi đang trong trạng thái nghỉ. Iaijutsu huấn luyện người tập khả năng phản ứng với những tình huống khi kẻ địch bất ngờ tấn công. Không giống như kenjutsu, iaijutsu nhìn chung được thực hiện như một bài tập cá nhân (tandoku renshu). Nó huấn luyện người tập cách rút kiếm dù anh ta đang ngồi, cúi chào, hay đi vòng quanh. Những vị trí đó khiến anh ta hầu như không sẵn sàng để giao chiến. Nhưng với iaijutsu anh ta vẫn có thể phòng thủ hoặc phản công từ những vị trí đó.

iaijutsu Katori vietnam otake nobutoshi kenjutsu

Rút kiếm và cắt với tốc độ chớp nhoáng

Iaijutsu có bốn bước rất quan trọng. Thứ nhất là nukitsuke, hay rút kiếm. Thứ hai là kiritsuke, hay hành động cắt. Thứ ba là chiburi, hay loại bỏ máu trên lưỡi kiếm. Thứ tư là noto, hay tra lưỡi kiếm vào vỏ. Mỗi bước phải được thực hiện trôi chảy và hòa vào nhau như một hành động duy nhất. Trong những chuyển động trên, một trạng thái kiên định của zanshin được duy trì. (Zanshin là trạng thái tinh thần của một người khi thể chất của anh ta trong tình trạng cảnh giác. Suy nghĩ của anh ta phải gần như trống rỗng và nhạy với những dấu hiệu nhỏ nhất. (Krieger 1988)

iaijutsu Otake Risuke sensei katori vietnam

Đại sư Otake Risuke thực hiện iaijutsu ở võ đường chính

Nukitsuke bao gồm việc người tập rút kiếm ra vào khoảnh khắc anh ta bị tấn công. Việc này có thể diễn ra cả ở ngoài và trong nhà. Nó không bị ảnh hưởng bởi việc anh ta đang đứng lên hay ngồi xuống. Ngoài kỹ năng hoàn chỉnh, yêu cầu cao nhất khi thực hiện iaijutsu là tốc độ . Đây cũng là điều quan trọng nhất trong bất kỳ hệ thống chiến đấu cổ điển nào. Người tập phải rút kiếm ra với tốc độ, gần như ngay lập tức, trong một tích tắc, cắt bằng toàn lực và chính xác. Tuy nhiên noto hay tra kiếm, có thể được thực hiện chậm rãi hơn trong khi vẫn giữ nguyên zanshin bởi vì trận chiến đã kết thúc.

iaijutsu katori vietnam

Đại sư Otake Nobutoshi kết thúc iaijutsu với reishiki

Người tập luyện iaijutsu, theo truyền thống được yêu cầu chỉ sử dụng những thanh kiếm có lưỡi bén như dao lam. Trừ khi cầm trên tay một thanh kiếm thật, ta gần như không thể tạo nên một trạng thái tinh thần cần thiết cho nghệ thuật này. Do vậy, khi được thực hiện chính xác, cơ chế của iaijutsu đem người thực hiện đến cách lưỡi kiếm sắc bén chỉ trong một inch. Điều này khiến cho việc thực hiện như trêu đùa với cái chết mà ta phải lặp lại rất nhiều lần hằng ngày. Việc tập luyện này là cần thiết nếu như người tập muốn đạt đến trình độ cao và duy trì điều đó.

iaijutsu katori vietnam

IIaijutsu từ vị trí ngồi

Thanh kiếm phải có trọng lượng sao cho nó có thể được sử dụng một cách nhanh và tự do như là một ngón tay của bạn. Người tập phải thực hành đến mức một vật ngoài thân trở thành một phần của cơ thể. Anh ta phải phát triển được những giác quan nhạy bén của mình thông qua thanh kiếm. Một sự nhạy bén mà chúng ta dường như chỉ có được qua năm giác quan. Trong iaijutsu, lưỡi kiếm phải di chuyển với tốc độ cực đại khi nó cắt vào cơ thể đối thủ. Nếu không, kẻ địch sẽ đỡ hay tránh đòn. Thanh kiếm chậm chạp không có chỗ trong kiếm thuật. Nếu kỹ thuật của người tập phát tín hiệu cho kẻ địch biết nó sẽ tấn công ở đâu, kỹ thuật đó là quá chậm để ứng dụng thực tế. Điều quan trọng là trước khi bất kỳ người tập nào bắt đầu sử dụng haya waza (kỹ thuật nhanh) anh ta phải hiểu những giới hạn kỹ thuật của bản thân.

Nguồn:

Draeger, Donn F. (1996) Classical Bujutsu. Weatherhill.

Krieger, Pascal (1989) Jodô: La voie du baton / The Way of the Stick. Gland, Switzerland, Sopha Diffusion, SA.

Ōtake, Risuke (1977) The Deity and the Sword – Katori Shinto-ryu. Vol. 1, Japan, Japan Publications Trading Co.

Kenjutsu Vietnam