Từ Kiếm Thuật Đến Kiếm Đạo Kendo

Từ Kiếm Thuật Đến Kiếm Đạo Kendo

Kiếm Thuật đến Kiếm Đạo Kendo

Mỗi một môn phái kiếm thuật thời kì trước Edo là đều là một môn nghệ thuật bạo lực. Nhưng mặc cho bản tính thực hành của chúng, nhiều võ sĩ đã cống hiến đời mình để nghiên cứu những môn nghệ thuật này, tìm kiếm bên dưới khía cạnh kĩ thuật để thấy những chiều sâu triết lí.
Bất kỳ võ sĩ nào cũng thấy rằng việc luyện tập kiếm thuật đều cần thấm nhuần cảm  thức về sự bình tâm nội tại và cái nhìn trông xa về cuộc sống, cái làm họ chán ghét việc giết chóc kẻ khác. Những cảm thức như thế là nền tảng cho việc gọi môn phái kiếm thuật như là một phương tiện của “đạo”, hoặc “con đường.”

Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu là một truyền thống võ thuật sử lưu lâu đời nhất của Nhật Bản. Makimono (cuộn giấy cổ) ghi lại những giáo huấn của lưu này chứa đựng những chú trọng rõ ràng về hành xử của một kiếm sĩ. Kiếm thuật, môn võ được phát triển nhằm hạ gục kẻ thù, không thể bị sử dụng bừa bãi.

Kiếm Thuật đến Kiếm Đạo Kendo Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu kiếm thuật

Đây là một phần của Cuộn giấy cổ ghi chép lại lời dạy của Izasa Choiisai Ienao, tổ sư của Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu, phần kiếm thuật

Phân biệt phải trái chính là cốt lõi của lời dạy từ tổ sư của môn phái, Izasa Ienao (1386 – 1488). Ienao đã được chỉ định làm người dạy kiếm thuật cho Yoshimasa, shogun Ashikaga thứ 9 (1435-1490), nhưng ông đã từ chức sớm để tránh khỏi việc môn phái của ông bị lạm dụng bởi mạc phủ của Yoshimasa. Yoshimasa dù đã cho phép thực hành những lời dạy của Ienao, nhưng người kiếm sĩ vẫn một mực từ chối sự công nhận này. Đổi tên mình thành Choiisai Ienao, ông tiếp tục nghiên cứu võ học tại đền Kashi ma và Katori (hiện nay nằm tại tỉnh Ibaraki và Chiba), là hai trung tâm của võ học truyền thống. Tại đây, ông phát triển phương pháp của mình đến một tầm thông thái và đã ảnh hưởng đến nhiều kiếm sĩ, một trong số đó là Tsukahara Bokuden (1490 – 1571) có lẽ chính là người suy nghĩ sâu xa nhất và am tường nhất.

Kiếm Thuật đến Kiếm Đạo Kendo Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu kiếm thuật

Tranh vẽ hai kiếm sĩ trong một cuộc đọ kiếm (Nguồn: Samurai swordsman – Stephen Turnbul)

Bokuden học kiếm thuật cùng cha, một giáo sĩ Thần Đạo tại đền Kashima, và cha vợ, cùng rất nhiều kiếm sĩ nổi danh khác đang trú ngụ tại đền Katori và Kashima. Kỹ thuật của Bokuden đã đạt đến trình độ thượng thừa, và là một kiếm sĩ bất khả bại trong ba mươi chín trận đấu. Nhưng Bokuden đã vượt qua cảnh giới ấy bởi tinh thần tự soi xét và phát triển trong nhiều năm cái mà ông gọi là “mutekatsu ryu”, một môn kiếm pháp không cần dùng tay. Giai thoại nổi tiếng sau đây sẽ cho thấy bản tính của thành tựu ấy.

Kiếm Thuật đến Kiếm Đạo Kendo Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu kiếm thuật

Tsukahara Bokuden (Nguồn: Samurai swordsman – Stephen Turnbul)

Một ngày nọ khi Bokuden đi qua hồ Biwa trên một chiếc thuyền nhỏ đông hành khách, một kiếm sĩ đang tự mãn về kiếm thuật không gì sánh được của mình. Cung cách lớn tiếng của anh ta gây sự chú ý với tất cả các hành khách và lão chèo thuyền. Chỉ có Bokuden, đang gà gật ngủ, là dường như phớt lờ anh ta. Kẻ khoe khoang, bực dọc vì thấy có người không thèm biết đến kiếm thuật của mình, đã lay mạnh Bokuden để đánh thức ông và hỏi khích rằng ông từ môn phái nào đến. Bokuden trả lời: “Là Mutekatsu ryu.”
“Cái gì thế?” Kiếm sĩ hỏi. Bokuden liền giải thích rằng là một loại kiếm thuật đến kỹ thuật cao nhất của kiếm pháp, vì nó chỉ cần có đôi tay không. Câu trả lời của Bokuden đã khiến tên kiếm sĩ nổi giận. Hắn hét lên: “Ý ông là là ông có thể đánh bại tôi mà không cần dùng tay?” Bokuden im lặng như một lời ngầm khẳng định.
“Đã thế, sao ông còn mang theo hai thanh kiếm?” Kiếm sĩ khoác lác hỏi, trở nên còn giận dữ hơn.

Kiếm Thuật đến Kiếm Đạo Kendo Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu kiếm thuật

“Tôi chỉ dụng thanh kiếm của mình để đánh bại lòng tham của tự tâm,” Bokuden trả lời. Tên kiếm sĩ, bây giờ đã không thể chịu được, ra ​​lệnh cho người chèo thuyền cập ngay bãi đất gần nhất, nơi hăn có thể quyết đấu với Bokuden để giải quyết vấn đề. Nhưng Bokuden lên tiếng, lo ngại cho rằng một người không can dự có thể sẽ mất mạng nếu vô tình đến gần cuộc giao đấu và ông đề nghị, thay vào đó, họ sẽ đi đến một hòn đảo nhỏ gần đó. Tên kiếm sĩ đồng ý. Khi chiếc thuyền nhỏ đã cập bờ một hòn đảo lân cận tên kiếm sĩ nhảy ngay lên bờ, quăng chiếc áo choàng của mình, và thủ thế sẵn sàng cho trận đấu. Bokuden đứng dạy chậm rãi từ chỗ ngồi của mình, cởi áo khoác, và mọi con mắt đều đổi dồn vào trận đấu trên bờ. Rồi tất cả đều ngạc nhiên, đặc biệt là tên kiếm sĩ khoác lác trên bờ, khi thấy Bokuden nhanh chóng nhặt một mái chèo và đẩy thuyền ra xa. Tên kiếm sĩ bị mắc lại trên bờ gầm lên giận dữ, Bokuden mới nói bằng một giọng bình tĩnh nhưng rõ ràng: “Đây là cách mutekatsu ryu đánh bại kẻ thù.”

“Mutekatsu ryu” của Bokuden thực ra dựa trên một nguyên tắc có tầng nghĩa sâu sắc hơn nhiều so với triết lí mà biến cố buồn cười bên hồ Biwa ngụ ý. Đó là nguyên tắc dựa trên tư tưởng uyên nguyên vẫn luôn được gắn cho Bokuden, dù rằng có thể ông đã bị chi phối bởi tư duy của một kiếm sĩ khác tại đền Kashima và Katori, đặc biệt là những người của môn phái Katori Shinto Ryu và Kashima Shinto Ryu. Mặc dù nguyên tắc của “mutekatsu” được áp dụng trong kiếm thuật, bản chất của nó là từ Thiền tông và theo dõi chỉ để học theo những lời dạy của Thiền sư Takuan (1573-1645), người đã nói rằng: “Nhiều người nghĩ chém [với thanh kiếm] là để chém. Nhưng chém không phải là để chém, mà giết cũng không là phải giết.” Takuan liên hệ chặt chẽ với các kiếm sĩ người tựu tại đền thờ Katori và Kashima vào thế kỷ 17. Triết lí giáo huấn của ông có ảnh hưởng đến thậm chí các kiếm sĩ vĩ đại nhất trong thời đại của mình và cả sau này. “Đạo” đối lập với “Thuật”, “Đạo” có ý nghĩa thể hiện quyền làm chủ của quá trình giáo dục chính mình. Mục đích của “Đạo” là để giác ngộ thông qua luyện tập các môn võ thuật như kendo, aikido và judo.

Bài viết này được dựa trên tác phẩm Classical Bujutsu của Donn F.Dreager’s. Tenshin Shoden Katori Shinto ryu được phổ biến một cách rộng rãi ra các nước phương Tây nhờ vào các bài viết và nghiên cứu chi tiết của cố võ sư Donn F. Draeger (1922–1982).

Donn F. Draeger, Classical Budo, (Tập Hai của bộ The Martial Arts and Ways of Japan), Weatherhill, 1996.